4 Lưu ý quan trọng khi tạo các lớp học trực tuyến (P1)

Khi tạo lớp học trực tuyến, nhiều giáo viên, trung tâm hay trường học hiện nay vẫn mắc phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và chất lượng dạy trực tuyến.

Những lỗi thường gặp phải như cung cấp quá nhiều tips, mẹo học tập khiến học viên bị choáng ngợp, không có quy định hay lộ trình học tập rõ ràng, nội dung lan man, không chính xác…

Các lỗi thường gặp trên rất dễ dẫn đến hiệu ứng Firehose. Đây là hiệu ứng xảy ra khi học viên cảm thấy mông lung với các khóa học và không thể xác định được đâu là kiến thức quan trọng cần ghi nhớ hay làm thế nào để hoàn thành tốt yêu cầu của khóa học.

Ảnh hưởng của Firehose sẽ khiến học viên chán nản và muốn bỏ học. Để tránh điều này xảy ra trong bài viết ngày hôm nay, Cloudclass sẽ giúp anh/chị tìm hiểu về 4 lưu ý quan trọng khi tạo lớp học trực tuyến. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Cần tạo lớp học trực tuyến có cấu trúc rõ ràng

Ưu điểm khi tạo các lớp học trực tuyến online đó chính là học viên có thể học theo tốc độ riêng của mình. Tuy nhiên, dù học ở bất kỳ tốc độ nào thì điều quan trọng cuối cùng là học viên đạt được hiệu quả từ các khóa học trực tuyến.

Vì vậy, việc xác định một lộ trình rõ ràng cho toàn bộ khóa học là điều hết sức cần thiết, nó sẽ giúp học viên nắm được những nội dung kiến thức theo từng mốc quy định cụ thể.

Để làm được điều đó, các lớp học trực tuyến cần được xây dựng “hoàn hảo” đến từng chi tiết, và điều đầu tiên trung tâm, hay trường học nên làm đó chính là đi từ cấu trúc của các khóa học.

Các cấu trúc này cần đơn giản và rõ ràng để đạt được kết quả theo dự kiến ban đầu đưa ra. Việc đơn giản hóa khi xây dựng các khóa học sẽ giúp cho học viên luôn có thêm động lực để tương tác và chủ động trong học tập.

tao-lop-hoc-truc-tuyen-co-cau-truc-ro-rang
Cấu trúc rõ ràng

Từ cấu trúc này, học viên sẽ biết được chính xác bước tiếp theo mình nên làm gì và học như thế nào. Ngoài ra, một trong những lưu ý khi dạy học trực tuyến dành cho giáo viên đó chính là xác định mục tiêu của từng mô-đun bài học, mỗi học phần này có đưa học viên tiến đến gần hơn một bước với mục tiêu cuối cùng của khóa học không?

Học viên từ đó sẽ biết mình đang ở đâu và cảm thấy các khóa học có hiệu quả với họ, tỷ lệ hoàn thành khóa học và quay lại sẽ cao hơn. Nếu một phần của khóa học có 3-5 mục tiêu trở lên, học viên chắc chắn không thể xác định được mình cần làm gì, điều này rấ dễ dẫn đến hiệu ứng Firehose.

2. Xây dựng các hoạt động thú vị và trao thưởng cho học viên có biểu hiện tốt

Một yếu tố khá quan trọng giúp tạo lớp học trực tuyến thành công đó chính là làm cho các khóa học này trở nên dễ dàng và có ích. Bên cạnh đó, khi tham gia cac lớp học, nếu học sinh cảm thấy mình có quyền chủ động thay vì giáo viên là người quyết định mọi thứ thì lớp học sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

Dưới đây là 3 tips giúp giáo viên, trung tâm, trường học có thể đạt được điều đó.

  • Chia nhỏ nội dung

Chia nhỏ nội dung là tips đầu tiên để giúp lớp học không bị quá tải khi tạo lớp học trực tuyến, khi nội dung được chia nhỏ điều đó đồng nghĩa với việc thời lượng bài giảng của các phần sẽ ngắn hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, học viên sẽ dễ dàng tiếp thu các kiến thức và có hứng thú hơn đối với các bài giảng ngắn, cô đọng hơn so với các bài giảng dài, có lượng kiến thức khổng lồ và thời lượng dài hơn bình thường.

tao-lop-hoc-truc-tuyen-chia-nho-noi-dung
Chia nhỏ nội dung

Chia nhỏ kiến thức kết hợp với các hoạt động trao thưởng khi hoàn thành sẽ khiến lớp học của giáo viên trở nên thú vị và sôi động hơn,

  • Gamification và prizification

Gamification và prizification chắc chắn không còn xa lạ đối với những người xây dựng nội dung cho các lớp học trực tuyến.  Gamification là hình thức ôn lại bài tập hoặc kiểm tra kiến thức của học viên thông qua việc kết hợp với trò chơi.

Prizification là hoạt động trao thưởng khi học viên hoàn thành bất kỳ yêu cầu nào của khóa học, đó cũng có thể là phần thưởng nếu học hoàn thành khóa học sớm nhất trong thời gian quy định.

Kết hợp cả gamification và prizification không chỉ giúp bài học trở nên thú vị hơn và còn giúp giữ chân học viên với các khóa học. Tuy nhiên, khi sử dụng kết hợp chúng với nhau giáo viên, trường học, hay trung tâm cần lưu ý cân bằng giữa thời lượng bài giảng và thời gian chơi trò chơi, tùy thuộc vào độ tuổi và hành vi của từng nhóm học sinh.

Với những học sinh ở cấp tiểu học, hoặc trung học thì gamification sẽ hiệu quả hơn bởi sự sinh động của các trò chơi. Tuy nhiên, đối với các khóa học mang tính học thuật và đối tượng người sử dụng có độ tuổi cao hơn và nghiêm túc hơn thì thời lượng sử dụng gamification nên ngắn và cô đọng hơn.

Prizification sẽ phù hợp với mọi trình độ vì vậy khi tạo lớp học trực tuyến giáo viên, trường học, hay trung tâm cần lưu ý đến đặc điểm này.

tao-lop-hoc-truc-tuyen-Gamification-prizification
Gamification và prizification
  • Trao tặng chứng chỉ hay huy hiệu hoàn thành khóa học

Khuyến khích sinh viên hoàn thành các khóa học và tham gia tương tác nhiều hơn với giáo viên và học viên khác bằng cách trao chứng chỉ hoặc huy hiệu.

Tại sao? Vì tất cả chúng ta đều thích các phần thưởng và thích được công nhận, quan trọng hơn đó chính là cảm giác có thành tựu, và các chứng chỉ và huy hiệu sẽ là “bằng chứng” quan trọng chứng tỏ các thành tựu đó.

Ngoài ra, các chứng chỉ cũng sẽ làm tăng cảm giác tự tin cho học viên thúc đẩy họ tiếp tục tham gia và đăng ký các khóa học mới, tất nhiên chất lượng giảng dạy vẫn là yếu tố quan trọng nhất bên cạnh các yếu tố này.

tao-lop-hoc-truc-tuyen-su-dung-chung-chi-va-huy-hieu
Trao tặng chứng chỉ và huy hiệu

Trên đây là 2 lưu ý đầu tiên khi giáo viên, trường học, trung tâm hay các đơn vị tổ chức giáo dục cần quan tâm khi tạo lớp học trực tuyến. Về hai lưu ý tiếp theo, Cloudclass sẽ giúp anh/chị tìm hiểu trong bài viết sắp tới, đừng quên theo dõi nhé!

Scroll to top