13 lợi ích của điện toán đám mây trong E-learning (Phần 1)

Hiện nay, theo dòng chảy phát triển của công nghệ, điện toán đám mây đang dần trở thành một cánh tay đắc lực trong hầu hết các doanh nghiệp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Theo số liệu của RightScale, có gần 96% các doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng điện toán đám mây hàng ngày bởi chúng đem lại rất nhiều sự thay đổi tích cực.

Dưới đây là top 13 lợi ích mà các doanh nghiệp đã nhận thấy khi sử dụng điện toán đám mây:

1. Phát triển phần mềm với tốc độ cao

Khả năng tạo ra các phiên bản điện toán đám mây mới chỉ trong vài giây đã định hình tốc độ phát triển của phần mềm. Các nhà phát triển có thể dễ dàng thử nghiệm các ý tưởng mới và thiết kế ứng dụng mà không bị phụ thuộc vào các giới hạn phần cứng hoặc dung lượng lưu trữ dữ liệu

phat-trien-phan-mem-voi-toc-do-cao
Phát triển phần mềm với tốc độ cao

2. Cập nhật và tích hợp phần mềm tự động

Tích hợp và phân phối liên tục trên các phiên bản phần mềm mới là cách mà điện toán đám mây hỗ trợ người dùng thử nghiệm và phát triển, cho phép tốc độ đổi mới sản phẩm cao hơn, phát hành ngày càng nhiều tính năng cho người dùng cuối hàng tháng, hàng tuần và trong một số trường hợp thậm chí hàng ngày. Môi trường đám mây cũng tích hợp với các công cụ DevOps phổ biến và hệ thống ghi nhật ký, giúp theo dõi và phát hiện các vấn đề trong sản xuất dễ dàng hơn.

cap-nhat-va-tich-hop-phan-mem-tu-dong
Cập nhật và tích hợp phần mềm tự động

3. Tiết kiệm chi phí và thời gian

Bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, bạn không phải chi số tiền lớn để mua và bảo trì thiết bị. Điều này làm giảm đáng kể chi phí đầu tư và Tổng chi phí sở hữu. Bạn không phải tốn ngân sách cho các phần cứng, cơ sở vật chất, tiện ích hoặc xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn để phát triển hệ thống công nghệ của mình. Bạn thậm chí không cần các nhóm CNTT để xử lý các hoạt động của trung tâm dữ liệu, vì các nhà cung cấp điện toán đám mây sẽ làm toàn bộ những công việc đó thay bạn.

Điện toán đám mây cũng giúp bạn thu hẹp khoảng thời gian chết.  Vì thời gian chết hiếm khi xảy ra trong các hệ thống đám mây, điều này có nghĩa là bạn không phải dành thời gian và tiền bạc để khắc phục các sự cố tiềm ẩn liên quan đến thời gian ngừng hoạt động.

tiet-kiem-chi-phi-va-thoi-gian
Tiết kiệm chi phí và thời gian

4. Bảo mật dữ liệu với điện toán đám mây

Một trong những mối quan tâm chính của mọi doanh nghiệp, bất kể quy mô và ngành nghề, là tính bảo mật của dữ liệu. Vi phạm dữ liệu và các tội phạm mạng khác có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu, sự tin tưởng của khách hàng và định vị thương hiệu của công ty.

Điện toán đám mây cung cấp nhiều tính năng bảo mật nâng cao, đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ và xử lý an toàn. Các tính năng như quản trị chi tiết và quản lý truy cập cho từng loại tài khoản được phân định, thiết lập rõ ràng, làm hạn chế sự tấn công của các tác nhân độc hại. Một số nền tảng dạy học trực tuyến hoặc đào tạo nhân viên khi sử dụng điện toán đám mây đều cho thấy chúng thực sự an toàn trên môi trường không gian mạng.

Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây triển khai các biện pháp bảo vệ cơ bản cho nền tảng của họ và dữ liệu mà họ xử lý như xác thực, kiểm soát truy cập và mã hóa. Từ đó, hầu hết các doanh nghiệp bổ sung các biện pháp bảo vệ này bằng các các tính năng bảo mật của riêng họ để tăng cường độ an toàn trong liệu đám mây và thắt chặt quyền truy cập vào thông tin đặc biệt.

bao-mat-du-lieu
Bảo mật dữ liệu

5. Khả năng mở rộng/thu hẹp dữ liệu

Mỗi công ty sẽ có nhu cầu về quy mô CNTT khác. Sử dụng điện toán đám mây là một giải pháp tuyệt vời vì nó cho phép các doanh nghiệp tăng / giảm quy mô bộ phận CNTT một cách hiệu quả và nhanh chóng theo nhu cầu kinh doanh.

Các giải pháp dựa trên điện toán đám mây là lý tưởng cho các doanh nghiệp có nhu cầu băng thông ngày càng tăng hoặc dao động. Nếu nhu cầu kinh doanh của bạn tăng lên, bạn có thể dễ dàng tăng dung lượng đám mây của mình mà không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật lý. Mức độ nhanh nhạy này có thể mang lại cho các doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây một lợi thế thực sự so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: các trung tâm, tổ chức giáo dục sử dụng hệ thống LMS có chứa điện toán đám mây trong việc thiết lập các khóa học khác nhau để kinh doanh. Đối với mỗi thời điểm khác nhau, họ hoàn toàn có thể sử dụng điện toán đám mây để mở rộng/thu hẹp khóa học của mình tùy theo khối lượng học viên hoặc mục tiêu kinh doanh trong tương lai.

mo-rong-va-thu-hep-du-lieu
Mở rộng và thu hẹp dữ liệu

6. Hợp tác

Môi trường điện toán đám mây cho phép cộng tác tốt hơn giữa các nhóm: nhà phát triển, QA, bảo mật và người phát triển sản phẩm. Họ đều được tiếp xúc với cùng một cơ sở hạ tầng và có thể hoạt động linh hoạt mà không bị trùng lặp công việc của nhau. Các vai trò và quyền trên đám mây giúp hiển thị và giám sát tốt hơn ai đã làm gì và khi nào, để tránh xung đột và nhầm lẫn. Các môi trường đám mây khác nhau có thể được xây dựng cho các mục đích cụ thể như thiết kế, QA, demo hoặc tiền sản xuất. Việc cộng tác một cách minh bạch sẽ dễ dàng hơn nhiều cho người sử dụng và người quản trị.

dien-toan-dam-may-ho-tro-hop-tac-giua-cac-bo-phan
Điện toán đám mây hỗ trợ hợp tác giữa các bộ phận

Như vậy, sự thông dụng của điện toán đám mây trong các doanh nghiệp hiện nay đều đến từ những lợi ích lớn mà nó mang lại. Vậy điện toán đám mây còn có những ưu điểm gì để chúng ta tin tưởng và sử dụng? Hãy đón đọc phần tiếp theo với Cloudclass nhé!

Xem thêm: 

Điện toán đám mây: Tính năng vượt trội trong E-learning (P1)

Điện toán đám mây: Tính năng vượt trội trong E-learning (P2)

Scroll to top