Hệ thống LMS có phát hiện gian lận khi làm bài thi hay không?

Hiện nay, hệ thống LMS là một trong những hệ thống đang được tích hợp nhiều các tính năng nhất trong đào tạo và giáo dục từ xa, và được ứng dụng và sử dụng tại các trường học, trung tâm và doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn có giáo viên và học viên vẫn chưa hiểu LMS là gì? Những tính năng quan trọng nào có trong LMS? Và đặc biệt liệu LMS có phát hiện gian lận khi làm bài kiểm tra hay bài thi hay không? Hãy cùng CloudClass tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu đôi nét về hệ thống LMS

Hệ thống LMS – Learning Management System hay còn gọi là Hệ thống quản lý học tập trực tuyến. Nó được biết đến với một hệ thống ứng dụng được thiết kế và phát triển riêng để hỗ trợ giảng dạy trực tuyến và quản lý lớp học từ xa trong các trường học và trung tâm đào tạo. Hệ thống LMS sẽ giúp giáo dục trực tuyến tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và nâng cao chất lượng đầu ra một cách tốt nhất.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ, trường học, trung tâm giáo dục đã tin tưởng và đưa hệ thống LMS vào chương trình, giáo án giảng dạy. Do hệ thống LMS được tích hợp công nghệ và tính năng hiện đại nên giáo viên và học viên thao tác, tương tác với nhau dễ dàng và thuận tiện.

gioi-thieu-doi-net-ve-he-thong-lms
Giới thiệu đôi nét về hệ thống LMS

Nhận thấy những tính năng và lợi ích vượt trội mà hệ thống quản lý học tập mang lại, các nhà giáo dục hàng đầu hứa hẹn đây là công nghệ giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ và tạo ra doanh thu khổng lồ trong những năm tới.

Ngoài ra, hệ thống LMS có thể hiểu là một môi trường học tập thu nhỏ, người dạy và người học có thể truy cập và sử dụng bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet như máy tính, máy tính bảng, điện thoại. Hơn nữa, ban giám hiệu nhà trường dễ dàng theo dõi, quản lý chặt chẽ danh sách lớp học, giáo viên, học sinh từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Các đặc điểm chính của hệ thống LMS

Hệ thống quản lý học tập LMS luôn hướng tới sự tương tác cao giữa giáo viên và học viên. Do đó, LMS thường được thiết kế và tích hợp với các tính năng sau:

Hỗ trợ chức năng tạo khóa học phù hợp với từng học viên

Một hệ thống quản lý học tập tốt là hệ thống giúp người học chủ động, linh hoạt trong việc nâng cao năng lực và kiến ​​thức của mình. Ngoài ra, những người học khác nhau sẽ có khả năng tiếp thu kiến ​​thức khác nhau. Do đó, hệ thống LMS sẽ giúp thiết kế lộ trình học tập cá nhân phù hợp với từng khả năng và tự động đề xuất các khóa học phù hợp.

Nhờ đó, người học sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tiếp thu bài tốt hơn. Học viên sẽ học thông qua tài liệu, video bài giảng do giáo viên upload và có thể tùy chỉnh tốc độ, thời gian học theo lịch trình của bản thân.

Hỗ trợ cung cấp báo cáo giảng dạy và báo cáo học tập

Chức năng báo cáo là một trong những tính năng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình dạy học từ xa. Hệ thống LMS sẽ tự động thống kê và thông báo kết quả, các hoạt động đã thực hiện trong quá trình dạy học trực tuyến.

Nhờ đó, người học có thể nắm bắt được quá trình học và sự tiến bộ của mình. Giáo viên có thể đo lường hiệu suất giảng dạy thông qua báo cáo để đề xuất các chiến lược và phương pháp giảng dạy khác phù hợp.

Hỗ trợ đa nền tảng

Ưu điểm của dạy và học trực tuyến là linh hoạt và tiết kiệm thời gian cho mọi người. Do đó, hệ thống LMS tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ truy cập sử dụng trên tất cả các thiết bị có hệ điều hành khác nhau như Windows, iOS, Android. Mỗi thiết bị sẽ có giao diện hiển thị khác nhau nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

cac-dac-diem-chinh-cua-he-thong-lms
Các đặc điểm chính của hệ thống LMS

Hỗ trợ gửi cảnh báo và thông báo kịp thời

Đây là một tính năng quan trọng của hệ thống LMS nhằm đảm bảo rằng giáo viên và học sinh được cập nhật những tin tức và thông báo mới nhất của trường và giáo viên có thể trả lời các câu hỏi của học sinh một cách nhanh chóng. Hệ thống LMS sẽ tự động gửi thông báo qua chức năng app hoặc qua email, SMS.

Trợ giúp tạo khóa học trực tuyến

Tính năng hỗ trợ tổ chức lớp học ảo là một điều cần thiết và quan trọng khi sử dụng hệ thống LMS. Đây là tính năng giúp giáo viên giảng dạy cho học sinh rõ ràng và chi tiết hơn. Bên cạnh đó, học sinh và giáo viên còn được trò chuyện  tiếp để giải bài tập, kiến ​​thức chưa rõ.

Ngoài ra, tổ chức một khóa học trực tuyến tương tự như một lớp học truyền thống sẽ giúp học sinh cảm thấy gần gũi, quen thuộc và tương tác hiệu quả hơn trong lớp. Như vậy, việc dạy và học từ xa sẽ không còn trở nên quá khó khăn và bất tiện.

Trợ giúp tạo bài tập và bài kiểm tra

Ra bài tập, kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Với những tính năng này, học sinh có thể tự luyện tập để nâng cao kiến ​​thức, ghi nhớ kỹ năng và nắm bắt những chỗ còn thiếu sót để tiếp tục luyện tập cho các kỳ thi lớn hơn.

Giáo viên có thể theo dõi, quản lý tình hình học viên trên lớp, hỗ trợ chấm điểm, phản hồi để động viên người học phát huy tinh thần học tập.

Hệ thống LMS có phát hiện gian lận trong bài kiểm tra hoặc kỳ thi không?

Hiện nay trên thị trường đã có hệ thống LMS hỗ trợ chống gian lận trong thi cử và kiểm tra. Tuy nhiên, hệ thống chỉ hỗ trợ một phần chứ không thể giải quyết triệt để tình trạng học sinh gian lận trong các kỳ thi trực tuyến.

Dưới đây là các tính năng mà hệ thống LMS cung cấp để hỗ trợ phòng chống gian lận cho các trường, trung tâm:

Tính năng nhận diện khuôn mặt: Đây là một trong những tính năng rất hay giúp giáo viên phát hiện khi nào họ đang nhờ người khác làm bài kiểm tra cho mình.

Tính năng xáo trộn câu hỏi: Đây là tính năng khá hữu hiệu giúp học sinh không tráo đáp án, mang lại điểm số công bằng.

Tính năng không hiển thị đáp án sau khi nộp bài: Với tính năng này hệ thống LMS chỉ hiển thị điểm chứ không hiển thị đáp án nhằm tránh trường hợp người làm bài trước đọc đáp án cho người chưa làm bài.

Tính năng tập trung: Đây là tính năng chỉ tập trung vào bài thi và không mở các ứng dụng khác nên học sinh không thể tra cứu, trao đổi đáp án trên các ứng dụng nghiên cứu hoặc mạng xã hội.

Ngoài ra, nhà trường và giáo viên có thể áp dụng các biện pháp đề xuất sau đây để chống gian lận trong kiểm tra, thi cử:

  • Yêu cầu học sinh bật webcam trong khi kiểm tra
  • Tăng độ khó của đề thi
  • Thay đổi hình thức thi trắc nghiệm thành tự luận
he-thong-lms-co-phat-hien-gian-lan-trong-bai-kiem-tra-hoac-ky-thi-khong
Hệ thống LMS có phát hiện gian lận?

Có thể thấy, hệ thống LMS chỉ hỗ trợ một phần trong việc ngăn chặn gian lận trong thi cử chứ không thể hạn chế hoàn toàn việc sinh viên gian lận trong thi cử. Vì vậy, các trường phải có những biện pháp, quy định chặt chẽ, cụ thể để giúp học sinh có ý thức hơn trong các kỳ thi, bài kiểm tra.

Xem thêm:

Scroll to top