Khi sử dụng phương pháp giảng dạy trực tuyến, thầy cô chắc chắn sẽ cần tìm hiểu về các định dạng bài giảng elearning để có thể thiết kế sao cho nội dung kiến thức được truyền tải đến học viên một cách hiệu quả nhất.
Vậy đâu là định dạng bài giảng được sử dụng nhiều nhất? Thầy cô nên lựa chọn định dạng nào? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây cùng Cloudclass, thầy cô hãy theo dõi đến cuối bài nhé!.
1. PDF
PDF là từ viết tắt của Portable Document Format đây là định dạng tài liệu di động của hãng Adobe System. Cũng giống như định dạng Word , PDF có thể hỗ trợ các định dạng văn bản khác nhau với các kiểu font chữ, hình ảnh, âm thanh đa dạng, phong phú.
Một văn bản PDF được hiển thị giống nhau trong các môi trường nhúng khác nhau, do đó, nó nhanh chóng trở thành định dạng elearning phổ biến.
Ưu điểm của các bài giảng dạng PDF đó chính là độ bảo mật cao, nội dung trình bày đa dạng. Ngoài ra, PDF còn tương thích với hầu hết tất cả các thiết bị, với dung lượng nhỏ dễ dàng di chuyển và chia sẻ. Trong tương lai đây vẫn là một trong những định dạng bài giảng được sử dụng phổ biến nhất.
2. Flash
Khi thiết kế bài giảng dưới dạng Flash thầy cô có thể thêm các hiệu ứng chuyển động, audio, âm thanh… và các tương tác khác trên web. Ưu điểm của Flash chính là khả năng tạo ra các thí nghiệm mô phỏng trong môn lý, hóa, sinh.. hay minh họa cho các bài toán yêu cầu dựng hình, đồ thị, quỹ tích trong toán học.
Đặc biệt, nó có thể dùng để tạo ra các bài kiểm tra ở dạng điền ô, trắc nghiệm, bài tập kéo thả, nối… Giống với định dạng bài giảng PDF, Flash có dung lượng tương đối nhỏ, nó có thể chạy trên hầu hết các thiết bị kết nối mạng internet và nhiều hệ điều hành khác nhau. Ngoài ra, Flash còn được sử dụng kết hợp với Powerpoint để làm tăng tính sinh động cho bài giảng. Khả năng phóng to, thu nhỏ không bị vỡ ảnh nhờ đồ họa vector, rất thích hợp cho thầy cô để tạo bài giảng elearning đối với các môn cấp 1-2-3 và các khóa học thiết kế.
3. Scorm
Scorm là từ viết tắt của Sharable Content Object Reference Model,là một tập hợp tiêu chuẩn cho các hệ thống elearning trong doanh nghiệp hay các hệ thống dạy học trực tuyến đối với trung tâm, trường học. Scorm được cho là một trong những định dạng bài giảng elearning phổ biến nhất khi có đến 62% doanh nghiệp, trường học thiết kế các bài giảng dựa trên các tiêu chuẩn của Scorm.
Ưu điểm của định dạng này đó chính là khả năng tương tác với hầu hết các LMS, truy cập từ xa nhờ kết nối internet, thích ứng và tái sử dụng để thiết kế nhiều bài giảng khác nhau.
4. HTML5
Khác với các định dạng bài giảnng trên, HTML5 là một ngôn ngữ lập trình được phát triển dựa trên ngôn ngữ HTML. Nếu thầy cô chưa biết về HTML thì đây là một ngôn ngữ dùng để phát triển website khá phổ biến trong giới lập trình. Hiểu đơn giản thì ví dụ khi thầy cô cần thiết kế website học trực tuyến từ trang chủ, cấu trúc, bố cục đến các định dạng đều phải sử dụng HTML.
Vậy HTML5 được sử dụng trong số hóa bài giảng elearning như thế nào? Đối với học viên HTML5 cho phép các em truy cập bài giảng trên mọi thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng PC, laptop một cách dễ dàng và trơn tru. Không cần phụ thuộc và Flash hay bên thứ ba, HTML5 phục vụ đa phương tiện một cách tối ưu hơn, giúp cho các bài giảng được thiết kế đẹp mắt, thu hút và chuyên nghiệp hơn.
Tóm lại HTML là một trong những định dạng để thiết kế bài giảng elearning, được dùng trong cả doanh nghiệp, trung tâm và trường học. Các bài giảng thiết kế dưới dạng HTML5 có thể tương thích với hầu hết các website nên được khá nhiều người sử dụng.
5. Định dạng xAPI
Các bài giảng xAPI được thiết kế chủ yếu dưới dạng slideshow với các yếu tố chủ yếu là hình ảnh và âm thanh dưới dạng 2D. Nếu chỉ đọc đến đây chắc chắn thầy cô sẽ nghĩ rằng bài giảng dạng xPIA không khác gì so với các bài giảng thông thường khi dạy và học trực tuyến, tuy nhiên ưu điểm của dịnh dạng bài giảng này đó chính là học viên có thể tham gia tương tác vào bài giảng trực tiếp. Thầy cô có thể cài đặt bài giảng yêu cầu học viên học hết các kiến thức trong slide sau đó mới được chuyển sang phần nội dung khác.
Ngoài ra, xAPI còn có thể lồng ghép thêm các yếu tốkhác như Gamification, quiz… để giúp bài giảng của thầy cô trở nên tương tác với học viên hơn.
6. Định dạng bài giảng animation, và photo graphic
Để giúp bài giảng elearning trở nên sinh động hơn thầy cô có thể dùng Animation hay photo Graphic, các bài giảng dạng này sẽ khiến cho các yếu tố tĩnh như text, hình ảnh mà thầy cô thêm vào slide chuyển động thành dạng hoạt hình. Tuy nhiên để xây dựng bài giảng dạng này thầy cô sẽ tốn một khoản chi phí tương đối so với các bài giảng còn lại.
7. Gamification
Hay còn gọi là trò chơi điện tử ứng dụng game là định dạng bài giảng elearning khá phổ biến gần đây trong doanh nghiệp, trung tâm hay trường học. Game hóa cho phép những nhà thiết kế nội dung đưa các ứng dụng trong học tập và công việc vào trong trò chơi, nhằm giúp người học thư giãn và ghi nhớ các kiến thức một cách dễ dàng nhất.
Trên đây là 7 định dạng bài giảng elarning mà Cloudclass đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho thầy cô các thông tin hữu ích khi thiết kế bài giảng của mình.