Tìm hiểu về các chức năng của hệ thống dạy học trực tuyến LMS

LMS là cụm từ viết tắt của Learning Management System hay còn gọi là hệ thống dạy học trực tuyến LMS. Hệ thống này có nhiệm vụ chính là phân phối các tài liệu elearning tới số lượng học viên lớn đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, trung tâm hay trường học theo dõi và đánh giá chất lượng đào tạo một cách hiệu quả nhất.

Vậy các LMS có cấu tạo như thế nào? Chức năng chính của nó ra sao? Trong bài viết ngày hôm nay Cloudclass sẽ giúp anh/chị trả lời các câu hỏi trên.

1. Cấu tạo của hệ thống dạy học trực tuyến LMS

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các hệ thống dạy học trực tuyến LMS khác nhau, tuy nhiên về cơ bản một LMS sẽ có 2 thành phần chính sau đây:

  • Thành phần công nghệ nền 

Thành phần công nghệ của một LMS sẽ bao gồm các chức năng chính cốt lõi như: Tạo và quản trị nội dung khóa học, lớp học, chứng thực tài khoản người dùng, quản lý cung cấp dữ liệu, tạo thông báo…. Thành phần này chủ yếu được kiểm soát và thực hiện bởi người lập trình, các nhà quản lý hệ thống.

  • Thành phần liên quan đến giao diện người dùng 

Đây là thành phần được sử dụng chủ yếu bởi giáo viên, học viên và những nhà quản lý đào tạo. Thành phần này liên quan chủ yếu đến giao diện người dùng được sử dụng bởi các thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính, laptop…( Tượng tự như các ứng dụng phổ biến youtube, facebook, gmail….)

cau-tao-cua-he-thong-day-hoc-truc-tuyen-LMS
Cấu tạo của hệ thống dạy học trực tuyến LMS

2. Chức năng của LMS

Về cơ bản hầu hết các hệ thống dạy học trực tuyến LMS hiện nay đều đảm bảo được một số chức năng chính sau đây:

  • Chức năng quản lý nội dung, dữ liệu

Đây là chức năng cho phép những người sử dụng LMS thực hiện cách dạy học trực tuyến LMS  thông qua việc đăng tải và quản lý nội dung khóa học. Các khóa học này được phân loại theo tập tin và chứa các thông tin cơ bản như dung lượng, thời gian đăng, lịch sử chỉnh sửa và nội dung chính…

  • Chức năng bảo mật

Đây được coi là một trong những chức năng quan trọng của các hệ thống LMS, nó bảo vệ các tài liệu được đăng tải bởi người dùng một cách an toàn, mọi chỉnh sửa hay sử dụng diễn ra trên LMS đều được bảo mật theo yêu cầu của chủ thể hệ thống.

he-thong-day-hoc-truc-tuyen-LMS-chuc-nang-bao-mat
Chức năng bảo mật
  • Chức năng đáp ứng

Các hệ thống dạy học trực tuyến LMS có thể tương thích với đa thiết bị sử dụng thông qua kết nối mạng internet và ở bất kỳ đâu hay bất kỳ thời gian nào, người dùng có thể dễ dàng truy cập và LMS thông qua các thiết bị như điện thoại di động, máy tính, laptop, máy tính bảng…

  • Chức năng đa ngôn ngữ

Môi trường hoạt động của LMS đó chính là internet vì vậy người dùng của các hệ thống này sẽ đến từ nhiều nơi trên thế giới, do đó LMS sẽ có thêm chức năng đa ngôn ngữ để phục vụ các đối tượng người dùng khác nhau. Ngoài ngôn ngữ chính được sử dụng tại các nước triển khai LMS thì tiếng anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất.

  • Chức năng đa chủ thể

Chức năng này cho phép sự tham gia của nhiều giáo viên và học viên khác nhau trong cùng một lớp học ở bất kể khoảng cách địa lý nào. Theo đó, doanh nghiệp, trung tâm, hay trường học có thể thiết lập các yêu cầu cho khóa học về thời gian,  số người tham gia..

he-thong-day-hoc-truc-tuyen-LMS-chuc-nang-da-chu-the

Chức năng đa chủ thể

  • Chức năng thi, kiểm tra

Đây là chức năng chung của tất cả các hệ thống dạy học trực tuyến LMS, nhiệm vụ chính của chức năng này đó chính là giúp các tổ chức đánh giá kết quả học tập, đào tạo của học viên. Các hình thức thi chủ yếu đó chính là trắc nghiệm, tự luận, làm nhiệm vụ thông quan game, gamification….

  • Chức năng quản lý, theo dõi và lập báo cáo

Chức năng này cho phép nhà quản lý, trường học, trung tâm có thể theo dõi chất lượng đào tạo, giảng dạy của giáo viên, học viên cũng như kiểm soát quá trình học tập và năng lực qua từng giai đoạn cụ thể theo yêu cầu.

  • Chức năng kiểm soát, đăng ký

Với chức năng, nhà quản lý có thể kiểm soát được những người đăng nhập sử dụng LMS, từ các thông tin cá nhân đến các hoạt động của những người này trên hệ thống dạy học trực tuyến LMS.

  • Chức năng quản lý giao dịch

Đối với các trung tâm, trường học hay giáo viên sử dụng hệ thống LMS để kinh doanh các khóa học, thì hệ thống này sẽ có thêm chức năng quản lý giao dịch nhằm theo dõi các thanh toán, giao dịch giữa người cung cấp dịch vụ elearning và người sử dụng.

  • Chức năng tổ chức lớp và quản lý lịch học trực tuyến

Với chức năng này, doanh nghiệp trung tâm hay trường học có thể sắp xếp lịch dạy học một cách dễ dàng. Các tính năng được setup tự động trên hệ thống sẽ giúp nhà quản lý hạn chế tình trạng chồng chéo lịch diễn ra.

he-thong-day-hoc-truc-tuyen-LMS-quan-ly-van-hanh-lop-hoc
Tổ chức và quản lý lớp học
  • Chức năng tương tác, hỗ trợ và quản lý vận hành online

Chức năng này cho phép học viên và giáo viên có thể tương tác trực tuyến bằng nhiều hình thức khác nhau từ thông báo trên hệ thống, diễn đàn trao đổi, chat trực tiếp trong lớp học ..nhằm hỗ trợ các quá trình học tập.

Ngoài ra hệ thống dạy học trực tuyến LMS còn hỗ trợ tạo các feedback bài giảng giúp học viên có thể đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Trên đây là cấu tạo và các chức năng cơ bản của một hệ thống dạy học trực tuyến LMS. Hy vọng với bài viết trên Cloudclass có thể cung cấp cho anh/chị các thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống này.

Scroll to top