Hệ thống LMS đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục bởi tính hữu ích và tiện lợi mà nó mang lại cho các cơ sở giáo dục. Để áp dụng hiệu quả các nền tảng vào giảng dạy, mỗi cá nhân phải hiểu rõ vai trò của mình trong suốt quá trình giảng dạy và học tập. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vị trí của từng người dùng trên nền tảng dạy học trực tuyến.
1. Định nghĩa về nền tảng giảng dạy trực tuyến(LMS) mới nhất
E-learning là một hình thức dạy và học thông qua Internet trong khi đó người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm e-learning, ứng dụng truyền tải âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng, ..). Hệ thống dạy học trực tuyến là một nền tảng chuyên dụng để quản lý và cho phép học trực tuyến. Hệ thống giúp người dùng tạo các khóa học trực tuyến, đăng ký tham gia, theo dõi chi tiết các hoạt động và trích xuất báo cáo về kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của từng người học.
2. Hệ thống LMS và Webinar có những điểm gì khác biệt?
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của E-Learning trên diện rộng, nhiều người dùng thường sẽ bị nhầm lẫn giữa Webinar và LMS. Đây là 2 nền tảng riêng biệt, có nhiều đặc điểm khác nhau.
Nói về phương pháp giảng dạy, LMS cho phép các tổ chức giảng dạy cả trực tuyến và trực tiếp, tùy thuộc vào nhu cầu của cơ sở giáo dục, phương pháp kết hợp giảng dạy trực tuyến và ngoại tuyến được gọi là Blended learning, đây là phương pháp được nhiều trung tâm lựa chọn bởi nó giúp tạo điều kiện cho các học viên ở xa vẫn có thể theo học trực tiếp bình thường. Nhưng riêng với Webinar thì những lớp học chỉ có thể tạo trực tuyến mà thôi.
Ngoài ra, hệ thống LMS còn giúp các cá nhân, tổ chức giáo dục có thể theo dõi tiến độ học tập của học viên từ xa, nhưng trên Webinar thì sẽ không cho phép trao đổi tài liệu trực tiếp, nếu muốn chia sẻ tài liệu người dùng bắt buộc phải dùng hệ thống khác như Google Drive, Dropbox hoặc qua Email. Bên cạnh đó, riêng với hệ thống LMS, anh em có thể thoải mái tải các tài liệu liên quan tới toàn bộ khóa học, tạo một thư viện chung với tất cả học viên của mình.
Hiểu đơn giản, hệ thống LMS hỗ trợ toàn diện quá trình học trực tuyến và Webinar có thể được coi là một phần của việc học trên hệ thống LMS. Vì vậy, sự phát triển của hệ thống quản lý học tập trên thế giới ngày càng cao do nhu cầu của người dạy và người học đang tăng lên không ngừng.
3. Nhiệm vụ của quản trị viên, giáo viên và học viên khi sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến
Quản trị viên
Quản trị viên trong hệ thống LMS chính là đối tượng người dùng có đặc quyền cao nhất. Đây là nơi người dùng có thể tìm thấy tất cả các cài đặt và tính năng. Quản trị viên có thể chỉnh sửa cấu hình LMS, tạo người dùng và quản lý nội dung trong hệ thống LMS.
Vị trí này chỉ có một số hoặc một ít người nắm giữ, phụ trách tất cả các vấn đề hành chính có liên quan tới quá trình đào tạo, giống với bộ phận hành chính trong các trường học vậy. Theo đó nhiệm vụ chính của quản trị viên trên hệ thống LMS gồm có:
- Đăng ký người dùng mới trên nền tảng (theo các cách khác nhau), tạo và xóa người dùng
- Phân công vai trò, liên kết giáo viên tới các khóa học
- Xây dựng quy trình làm việc trên khóa học
- Quản lý thanh toán
- Tùy chỉnh các nút, thay đổi giao diện thương hiệu
- Chịu trách nhiệm duy trì cổng thông tin khách hàng
- Xác định và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong khóa học, cấu hình hay các cơ sở hạ tầng có liên quan tới khóa
- Đảm bảo hệ thống LMS hoạt động tốt và hoạt động nhanh chóng trong trường hợp có lỗi không mong muốn.
Giáo viên
Nhiệm vụ chính là giảng dạy học viên của mình. Giáo viên có toàn quyền kiểm soát việc tạo các bài học, khóa học theo các tiêu chí riêng, đồng thời tùy chỉnh bổ sung thêm các hoạt động hoặc nguồn lực khác nhau. Ngoài ra, giáo viên cũng có quyền truy cập vào trong dữ liệu lớp học, theo dõi tiến trình và báo cáo kết quả cũng như chia sẻ thông tin, lịch học. Đặc biệt có thể nhấn chọn đánh dấu khóa học “Đã hoàn thành” cho các học viên sau khi kết thúc chương trình.
Tuy nhiên, giáo viên chỉ có thể xem dữ liệu học sinh và tài liệu trong các khóa học mà họ quản lý, giáo viên không thể truy cập các khóa học khác trong kho bài giảng tại những khóa học khác trừ khi họ đăng ký với tài khoản học viên trong phương pháp dạy online hiệu quả.
Học viên
Đây là vai trò cuối cùng trong hệ thống LMS, đặc biệt vai trò này thường có số lượng người dùng đông đảo nhất. Học viên lúc này sẽ có một bảng điều khiển hiển thị quyền truy cập vào các khóa học mà họ đã đăng ký đồng thời có thể thực hiện các hành động và nhiệm vụ khi giáo viên giao cho họ.
Các vai trò và chức năng cho các đối tượng người dùng mà bài viết nêu trên sẽ phụ thuộc vào các phiên bản của hệ thống LMS được trung tâm sử dụng và nó có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của mỗi cá nhân, tổ chức cụ thể. Điều trọng tâm cần làm là hãy chọn một hệ thống quản lý học tập uy tín được trang bị đầy đủ các tính năng để hỗ trợ tối đa cho việc dạy và học.
Nền tảng CloudClass hoàn toàn có thể đáp ứng mọi yêu cầu cho các cá nhân, tổ chức giáo dục. Hệ thống cung cấp giải pháp đào tạo toàn diện dựa trên website và nền tảng ứng dụng, giúp các trung tâm đáp ứng hiệu quả nhu cầu giảng dạy và bán khóa học. Đến với nền tảng CloudClass, các trung tâm sẽ có thể dễ dàng cá nhân hóa các chức năng và giao diện theo nhu cầu thực tế của mình và tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lai hơn.
Ở trên, bài viết đã giới thiệu tới người đọc đầy đủ tất cả vai trò của người dùng trên hệ thống LMS. Hy vọng với bài viết này người dùng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của từng thành viên trong hệ thống để có thể áp dụng nền tảng này vào chương trình giảng dạy của mình một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm: